Kim tiền thảo được biết đến với tác dụng hiệu quả đối với người bị sỏi thận, bệnh đường tiết niệu cũng như nhiều căn bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về lợi ích, cách dùng và lưu ý khi sử dụng Kim tiền thảo.
Bạn nên xem:
- Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Sỏi Đường Tiết Niệu
- Chữa Sỏi Thận Không Cần Phẫu Thuật Bằng Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
1. Mô tả dược liệu
Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Loài cây thân thảo này còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, đồng tiền lông, mắt rồng, vảy rồng…
Kim tiền thảo vốn có nguồn gốc bản địa là khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam (Trung Quốc). Loài cây này dễ tìm thấy ở các vùng núi hay đồi có độ cao dưới 1000m. Ở nước ta, loài cây này thích mọc ở những vùng đất cát pha, có nhiều ánh sáng, vùng trung du như Hà Tây, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lạng Sơn…
Kim tiền thảo có bộ phận dùng làm thuốc là lá và thân cây, với thành phần hóa học có công dụng về mặc dược học là coumarin, flavonoid, saponin. Trong Đông y, Kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm nhiễm đường niệu đạo, viêm bàng quang, trị sỏi mật, sỏi thận, tiểu buốt.
2. Công dụng của Kim tiền thảo
2.1. Tác dụng lợi tiểu
Cây thuốc kim tiền thảo có nhiều tác dụng giúp lợi tiểu hay còn được hiểu là tăng thể tích nước tiểu, đồng thời làm chậm quá trình to lên của viên sỏi và có thể bào mòn sỏi. Vị thuốc có ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.
Theo những tài liệu Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trừ sỏi, các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng sẫm… Vì tác dụng lợi tiểu của Kim tiền thảo, vì vậy sẽ khiến lượng nước tiểu và số lần đi tiểu trong 1 ngày của bạn nhiều hơn, có thể xảy ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng thuốc. Cũng không nên dùng vào buổi tối, sẽ khiến bạn buồn tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2.2. Giảm đào thải canxi niệu
Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, kim tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Nhờ đó, có công dụng giúp đào thải lượng canxi cặn ra bên ngoài cơ thể mà không lắng đọng tạo thành tinh thể khi chưa đạt đến nồng độ bão hòa.
Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng giúp tăng bài tiết lượng citrat niệu qua đó tăng đào thải oxalat, giảm hình hình thành canxi oxalat và giảm hình thành sỏi thận.
2.3. Kháng viêm, kháng khuẩn
Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của kim tiền thảo giúp giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.
Với những công dụng như kể trên, dược liệu kim tiền thảo đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một vị thuốc quan trọng nhất trong điều trị các bệnh sỏi thận viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu.
3. Lưu ý khi sử dụng Kim tiền thảo
Theo Y Học Cổ Truyền, Kim tiền thảo là loại thảo dược lành tính, an toàn và ít để lại tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên một số tác dụng phụ như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn. Khi dùng quá nhiều Kim tiền thảo, gan sẽ phải hoạt động quá tải, lâu dần chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, không nên sử dụng quá 40g Kim tiền thảo mỗi ngày để tránh tác dụng phụ.
Cần lưu ý sử dụng Kim tiền thảo ở một số đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng, nếu muốn sử dụng vị thuốc này thì cần sự tư vấn và theo dõi sát của các bác sĩ. Bởi vị thuốc này có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.
- Người bị đau dạ dày nên uống Kim tiền thảo vào lúc bụng no.
- Những người tỳ hư, tiêu chảy thì không được dùng.
Kim tiền thảo cũng có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Hy vọng bạn nhận được những thông tin hữu ích về Kim tiền thảo thông qua bài viết này. Kim tiền thảo là giải pháp an toàn và hiệu quả dành cho những người bị sỏi thận, bệnh đường tiết niệu. Để việc điều trị có hiệu quả tối ưu, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN
- Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
- UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
- Sđt/Zalo: 0396 912 991
- Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
- Website: www.luongylythuyvan.com