Cây mã đề hay còn gọi là cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề…, là loại cây quen thuộc ở nhiều khu vực. Trong Y học cổ truyền cây mã đề là dược liệu được sử dụng để làm rau ăn kèm và thuốc chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là sỏi thận và các bệnh về đường tiết niệu.
Hãy cùng lương y Lý Thúy Vân tìm hiểu về cây mã đề – cây thuốc trị sỏi thận hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Bạn nên xem:
- Kim Tiền Thảo – Điều Trị Sỏi Thận, Bệnh Đường Tiết Niệu
- Chữa Sỏi Thận Không Cần Phẫu Thuật Bằng Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
1. Vài nét về bệnh sỏi thận
Sỏi thận hay sạn thận là bệnh xảy ra khi lượng chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… tạo thành những tinh thể rắn, hay gặp nhất là tinh thể Calci. Kích thước của viên sỏi có thể lớn tới vài cm. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm đi cũng như nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao.
Sỏi thận với kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu một cách bình thường. Tuy nhiên, những viên lớn hơn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… lại có thể gây tình trạng cọ xát làm tổn thương thậm chí là tắc đường dẫn nước tiểu. Từ đó có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường.
2. Mô tả dược liệu
Cây mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica L, thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).
Mã đề là loài cỏ sống lâu năm trong tự nhiên. Thảo dược này có thể tìm thấy nhiều ở ven đường, ven bìa rừng núi. Thân nhẵn, lá mọc thành cụm từ gốc, gân lá nổi rõ trên phiến lá hình thìa hoặc hình trứng. Cây mã đề xuất phát từ kẽ lá, dài và xanh mơn mởn. Loài này sinh tồn mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trong nhân dân, có tác dụng chữa bệnh từ trong ra ngoài cơ thể.
Cây mã đề phát triển tốt trong môi trường nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đất ẩm thì lá và bông càng lớn. Có thể thu hái lá thảo dược này quanh năm, hong khô và sử dụng như trà. Cây thuốc hỗ trợ chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua cơ chế hút độc, đào thải ra bên ngoài, đóng góp không nhỏ cho bộ máy tiêu hóa, hô hấp và bài tiết. Là một loại cây lành tính, mã đề cũng là một món ăn thông dụng trong thực đơn của gia đình thuần nông Việt Nam.
3. Tác dụng của cây mã đề
Theo Y học cổ truyền, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, sáng mắt, làm sạch phong nhiệt ở phổi và làm tiêu tắc nghẽn. Theo Y học cổ truyền cây mã đề có các tác dụng như:
- Lợi tiểu: Nước sắc mã đề có thể làm tăng lượng nước tiểu.
- Tác dụng kháng sinh: Nước sắc mã đề có thể ức chế một số vi trùng gây ra các triệu chứng nhiễm trùng ngoài da. Các nốt mụn nhọt có thể dùng bột ã đề đắp lên để chữa mưng mủ và làm giảm viêm tấy.
- Điều trị ho: Nước sắc mã đề có thể trừ đờm, tác dụng có thể kéo dài đến 6 – 7 giờ.
- Chữa đái dầm hoặc đái nhiều ở trẻ em.
- Điều chỉnh hơi thở: Hoạt chất Plantagin trong mã đề có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và ống tiêu hóa. Do đó, sử dụng mã đề có thể điều chỉnh hơi thở sâu và nhẹ nhàng.
- Chữa cao huyết áp: Sử dụng 20 – 30g mã đề sắc lấy nước uống hằng ngày có thể điều chỉnh huyết áp.
Theo y học hiện đại cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng như beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinatin, ngoài ra còn chất nhầy và chất đắng.
Beta carotene giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chống lại ung thư. Canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết để ổn định hệ thần kinh. Vitamin C giúp hỗ trợ ngừa lại ung thư và giảm căng thẳng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin K cần thiết cho máu và sự vững chắc của mạch máu. Các hoạt chất này đều tương tác với nhau rất tốt để mang lại một cơ thể lành mạnh cho con người.
Với các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất thực vật trên, thảo dược tham gia vào quá trình phòng ngừa, cây mã đề có tác dụng điều trị các bệnh sau:
Mã đề hỗ trợ điều trị bệnh thận và bệnh đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, chứng bí tiểu sử dụng nước mã đề hàng ngày, kết hợp với một số loại thảo dược khác như kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, cam thảo để được hiệu quả cao hơn.
Mã đề tác dụng hỗ trợ điều trị ho vô cùng hiệu quả
Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm mà không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, công dụng có thể kéo dài từ 6 tới 7 giờ đồng hồ, mạnh nhất là từ 3 đến 4 giờ. Chất plantagin tăng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và ống tiêu hóa, tác động tới trung khu hô hấp làm cho hơi thở đều và sâu hơn.
Mã đề có tác dụng kháng viêm, giải độc
Sử dụng mã đề đắp vào vết thương hở hoặc mụn mủ sẽ làm vết thương mau lành. Nước chiết xuất từ mã đề có công dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại.
Ngoài ra, cây mã đề còn một số công dụng khác như giúp hỗ trợ trong quá trình cai thuốc lá, trị chứng máu cam, sốt xuất huyết, hỗ trợ và điều trị bệnh cao huyết áp, trị đau mắt đỏ, tiêu chảy ở trẻ em,…
4. Bài thuốc sử dụng cây mã đề
Trị viêm đường tiết niệu: Lấy lá mã đề khô, bồ công anh, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, cỏ nhọ nồi 15g, 10g cam thảo, 15g rễ cỏ tranh sắc uống. Uống liên tục 15 ngày với bài thuốc này sẽ có hiệu quả.
Trị sỏi: Lấy cây mã đề khô, diếp cá, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, sắc uống với 1 lít nước nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần để uống. Dùng kiên trì sẽ làm tan sỏi, không còn đau thắt khó chịu.
Trị bệnh tiêu chảy: Dùng lá mã đề, nhọ nồi, rau má mỗi vị 30g sắc uống. Đun đến khi thuốc sắc đặc thì lấy uống.
Trị táo bón, kiết lỵ: Lấy 25g bông mã đề, mướp đắng nấu nước uống sẽ không còn đi nặng. Hoặc có thể lấy cây mã đề tươi nấu cháo sẽ đi ngoài dễ dàng.
Trị bệnh gan: Lấy 20-30g lá mã đề khô, sắc nước hoặc pha trà uống mỗi sáng. Uống kiên trì mỗi ngày giúp gan giải độc và thanh lọc cơ thể.
Chữa viêm bàng quang: Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g cây mã đề khô. Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước. Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu.
Hoặc lấy 12g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ tranh, 8g bán hạ chế, 8g hoạt trạch, 8g trư kinh, 8g mộc thông. Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị. Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Chuẩn bị 30g mã đề, 30g ngư tinh thảo, 30g kim tiền thảo. Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày.
BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN DÂN TỘC DAO CHỮA SỎI THẬN HIỆU QUẢ
- Chuyên trị: Sỏi gai, sỏi kết, sỏi mùn, sỏi canxi, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản.
- Thời gian khỏi bệnh nhanh mà không cẩn phẫu thuật.
- Thuốc trị bệnh thận không gây hại bao tử, không gây tác dụng phụ.
- Được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, có thể dùng được cho mọi lứa tuổi.
5. Lưu ý khi sử dụng cây mã đề
- Cây mã đề được biết đến với công dụng lợi tiểu, trị bí tiểu, tiểu rắt tiểu buốt. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ, mã đề sẽ làm tăng tỷ lệ đái dầm.
- Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng.
- Người cao tuổi thận yếu, thận hư sử dụng dễ tăng tỷ lệ đi tiểu đêm nhiều.
- Người tiêu dùng nên sử dụng đúng liều lượng mà nhà thuốc đã khuyến cáo.
Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN
- Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
- UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
- Sđt/Zalo: 0396 912 991
- Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
- Website: www.luongylythuyvan.com