Bệnh viêm phổi đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Vậy, viêm phổi có lây không? Ai dễ mắc bệnh viêm phổi? Có thể phòng tránh bệnh viêm phổi không?
Bạn nên xem:
- Ho Dai Dẳng Kéo Dài Cảnh Báo Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
- Bảo Vệ Lá Phổi Trong Mùa Lạnh, Đừng Để Viêm Phổi “Tấn Công”
Viêm phổi là bệnh gì?
Để làm rõ vấn đề viêm phổi có lây không, chúng ta cần tìm hiểu thông tin tổng quan về bệnh lý này. Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi, gây viêm nhiễm trong các túi khí nhỏ (phế nang) bên trong phổi. Khi bị viêm, các túi khí này có thể chứa đầy mủ hoặc chất lỏng, làm giảm khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm hoặc do hít phải các chất độc hại.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh
- Ho, có thể ho ra đờm (có thể có máu)
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Đau ngực khi hít thở sâu hoặc ho
- Mệt mỏi, cảm giác yếu đuối
- Mạch nhanh
Viêm phổi có thể nặng hơn ở người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu.
Viêm phổi có lây không?
Nhiều người thắc mắc rằng bệnh viêm phổi có lây không. Trên thực tế, bệnh viêm phổi có lây nhưng còn phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Theo đó, bệnh viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, mỗi người cần biết cách phòng tránh lây bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt nhất.
Bệnh viêm phổi lây qua đường nào?
Bệnh viêm phổi có thể lây truyền trong cộng đồng thông qua hai cách:
1. Lây trực tiếp qua đường hô hấp
Khi tiếp xúc trực tiếp, bệnh viêm phổi có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh viêm phổi do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp giữa người bệnh và người xung quanh. Bởi vì, tác nhân gây bệnh tồn tại ở khoang miệng, mũi và họng của người bệnh viêm phổi. Khi tiếp xúc gần với người bệnh, virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh xung quanh khi tiếp xúc.
Các tác nhân gây viêm phổi thường tồn tại và phát triển mạnh hơn trong cơ thể người có hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, khi hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, nguy cơ bị viêm phổi có thể suy giảm đáng kể.
2. Lây truyền gián tiếp
Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì viêm phổi có lây không? Câu trả lời là có thể. Bởi vì, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện có thể vô tình khiến cho vi khuẩn hoặc virus viêm phổi theo giọt bắn ra ngoài và chúng có thể tồn tại trong môi trường với khoảng thời gian nhất định.
Khi đó, các vật dụng hoặc đồ dùng xung quanh không gian sống của người bệnh có thể bị dính giọt bắn chứa tác nhân gây viêm phổi. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với cái đồ vật này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công cơ thể, dẫn đến khởi phát viêm phổi.
Ai dễ mắc bệnh viêm phổi?
Viêm phổi có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh có thể gia tăng ở một số đối tượng, bao gồm:
1. Người mắc bệnh nền
Người mắc các bệnh lý nền mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn… thường bị suy giảm hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể không đủ khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây viêm phổi nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
2. Trẻ em
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh viêm phổi xâm nhập và tấn công. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, hằng năm có đến 150 triệu trường hợp viêm phổi khởi phát ở trẻ nhỏ, trong đó khoảng 11 triệu trẻ nhập viện để chữa trị.
3. Người cao tuổi
Người cao tuổi (trên 60 tuổi) là đối tượng dễ bị viêm phổi vì suy giảm hệ miễn dịch (do lão hóa và bệnh nền) và khả năng thích nghi kém. Do đó, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, người cao tuổi thường không đủ khả năng chống chọi, làm khởi phát bệnh viêm phổi nhanh chóng.
4. Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường có xu hướng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus gây bệnh viêm phổi tấn công. Viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, ngay khi bản thân gặp phải vấn đề về đường hô hấp nghi ngờ viêm phổi, thai phụ cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các loại viêm phổi có thể bị lây nhiễm
Các loại viêm phổi có thể lây nhiễm, tức là có khả năng truyền từ người này sang người khác, bao gồm:
1. Viêm phổi do vi khuẩn
- Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn. Vi khuẩn này có thể lây lan qua tiếp xúc với giọt bắn từ người bị nhiễm qua đường hô hấp, như khi ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.
- Mycoplasma pneumoniae: Loại vi khuẩn này thường gây viêm phổi nhẹ hơn, đôi khi được gọi là viêm phổi “không điển hình” hoặc “viêm phổi đi bộ”. Vi khuẩn này lây lan dễ dàng trong cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực đông người như trường học, doanh trại quân đội.
- Haemophilus influenzae type B (Hib): Một loại vi khuẩn khác có thể gây viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ em. Hib cũng lây qua đường hô hấp.
2. Viêm phổi do virus
- Virus cúm (Influenza virus): Viêm phổi do virus cúm thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc cúm. Virus cúm lây truyền qua giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV): Thường gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và người già. RSV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các giọt bắn trong không khí.
- Virus SARS-CoV-2 (COVID-19): Virus này có thể gây viêm phổi nghiêm trọng, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền. SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
3. Viêm phổi do nấm
- Pneumocystis jirovecii: Thường gây viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, như người mắc HIV/AIDS. Nấm này có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, mặc dù việc lây nhiễm không phổ biến.
- Histoplasma, Coccidioides, và Blastomyces: Những loại nấm này gây viêm phổi ở những người sống hoặc làm việc trong các khu vực có nấm tồn tại trong môi trường (như đất hoặc phân chim). Mặc dù nhiễm trùng do các nấm này chủ yếu là do hít phải bào tử nấm từ môi trường, trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng có thể lây từ người sang người.
Các loại viêm phổi không thể lây nhiễm
Một số loại viêm phổi không lây nhiễm, tức là không thể truyền từ người này sang người khác, bao gồm:
1. Viêm phổi do hít phải (viêm phổi hít)
Xảy ra khi thức ăn, nước uống, chất lỏng, hoặc chất lạ (như axit dạ dày) bị hít vào phổi, gây viêm nhiễm. Đây là loại viêm phổi không lây nhiễm vì không phải do vi khuẩn, virus, hay nấm gây ra, mà là do các chất ngoại lai gây kích ứng và nhiễm trùng phổi.
2. Viêm phổi do hóa chất (viêm phổi do chất độc)
Xảy ra khi người bệnh hít phải khí độc, hóa chất hoặc các chất gây kích ứng khác (như khói, hơi axit, hoặc hóa chất công nghiệp). Phản ứng viêm trong phổi là do tổn thương hóa học chứ không phải do tác nhân truyền nhiễm.
3. Viêm phổi do tia xạ (viêm phổi phóng xạ)
Thường xảy ra ở những người đang hoặc đã điều trị ung thư bằng xạ trị ở vùng ngực. Tia xạ có thể gây viêm và tổn thương mô phổi, nhưng không liên quan đến bất kỳ tác nhân nhiễm trùng nào nên không thể lây nhiễm.
4. Viêm phổi do dị ứng
Xảy ra khi phổi phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như bụi, nấm mốc, hoặc phấn hoa. Tình trạng viêm này không phải do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra, nên không có khả năng lây truyền.
5. Viêm phổi tự miễn (viêm phổi do bệnh lý tự miễn)
Một số bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp, có thể gây ra viêm phổi do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào mô phổi. Loại viêm phổi này không phải do nhiễm trùng và không thể lây truyền.
HO KHAN, HO CÓ ĐỜM, HO KHÓ THỞ, HO DAI DẲNG LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
NHẮN TIN NGAY CHO LƯƠNG Y ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ
Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phổi
Sau khi hiểu được viêm phổi có lây không, mỗi người nên biết cách phòng tránh bệnh lý này. Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch là điều kiện tiên quyết giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
- Xây dựng lối sống khoa học: Sống khoa học, điều độ sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, qua đó đẩy lùi nguy cơ gây bệnh viêm phổi. Một lối sống khoa học bao gồm các vấn đề như chế độ dinh dưỡng cân bằng (ưu tiên ăn rau xanh, trái cây, các loại cá, hạt, đậu…; hạn chế ăn thức ăn nhanh, món nhiều dầu mỡ, bia, rượu…), bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần, rèn luyện thể chất ít nhất 3 lần mỗi tuần (từ 30 phút mỗi lần), nâng cao chất lượng giấc ngủ, duy trì tinh thần tích cực….
- Giữ ấm cơ thể: Khi tiết trời trở lạnh, mỗi người cần có biện pháp giữ ấm cơ thể để tránh nhiễm lạnh bằng cách mặc quần áo ấm, tránh tắm nước lạnh, hạn chế hoạt động ở ngoài trời….
- Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe tổng quát nói chung và sức khỏe hô hấp nói riêng hàng năm giúp sớm phát hiện yếu tố gây hại tiềm ẩn trong cơ thể và có biện pháp xử trí kịp thời, trong đó có bệnh viêm phổi.
Ngoài ra, để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phổi trong cộng đồng, mỗi người cần:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Luôn có thói quen rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc từ nơi công cộng trở về nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh viêm phổi. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với người bệnh cần giữ khoảng cách và mang khẩu trang.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn chung với người bệnh viêm phổi.
Tóm lại, viêm phổi có lây không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của tác nhân gây viêm phổi, mỗi người nên tăng cường hệ miễn dịch, khám sức khỏe định kỳ và chủ động phòng tránh.
Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN
- Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
- UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
- Sđt/Zalo: 0396 912 991
- Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
- Website: www.luongylythuyvan.com