Tình trạng chướng bụng đầy hơi thường phát sinh khi dạ dày chứa quá nhiều khí do rối loạn tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Đôi khi, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc viêm đại tràng,…
Bạn nên xem:
Hiện tượng chướng bụng đầy hơi
Trong hầu hết các trường hợp đầy hơi chướng bụng thường không quá nghiêm trọng và có liên quan đến việc tích tụ quá nhiều khí nén trong dạ dày và ruột.
Các đặc điểm phổ biến của đầy hơi chướng bụng thường bao gồm:
- Có cảm giác đầy bụng hoặc căng cứng bụng.
- Có cảm giác đau quặn ở dạ dày hoặc chuột rút ở bụng.
- Xuất hiện các cơn nấc cụt. Nấc thường vô hại và có xu hướng tự khắc phục.
- Đôi khi cơn đau có thể lan đến các vị trí khác bao gồm bên trái của ngực và bị nhầm lẫn thành một cơn đau tim.
Tình trạng đầy hơi thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng đầy bụng có thể dẫn đến các hệ quả như:
- Giảm cân một cách nhanh chóng không mà không rõ lý do. Điều này có thể là dấu hiệu của việc xuất hiện một khối u đè lên thành ruột làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn.
- Cổ trướng là sự tích tự bất thường của các chất lỏng trong bụng hoặc xương chậu của người bệnh. Cổ trướng có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc ung thư.
- Xuất hiện máu trong phân, chảy máu âm đạo bất thường có thể liên quan đến vấn đề đầy hơi nghiêm trọng. Các nguyên nhân thường có liên quan đến bệnh trĩ, u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Sốt cao đi kèm với nhiễm trùng hoặc viêm. Điều này có thể liên quan đến các vấn đề xương chậu và đường tiết niệu.
Đầy hơi chướng bụng đôi khi là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu biến dạng ở bụng.
Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng thường gặp
Chướng bụng đầy hơi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố chủ yếu phải kể đến gồm:
1. Hơi tích tụ trong dạ dày
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chướng bụng. Các triệu chứng đi kèm thường gặp như:
- Ợ hơi thường xuyên.
- Đi đại tiện đột ngột.
- Chóng mặt.
Chướng bụng do hơi tích tụ trong dạ dày có thể gây khó chịu nhẹ hoặc đau dữ dội tùy theo từng trường hợp. Đa phần triệu chứng đều tự biến mất sau vài giờ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Thực phẩm, đồ uống: nước ngọt có gas, sữa, đậu, súp lơ, bắp cải…
- Nhiễm trùng dạ dày.
- Bệnh mãn tính: Celiac, hội chứng ruột kích thích (IBS)…
- Chứng khó tiêu chức năng.
2. Khó tiêu
Chứng khó tiêu có thể gây chướng bụng đầy hơi. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau đều xảy ra trong ngắn hạn. Nguyên nhân có thể kể đến gồm:
- Ăn quá nhiều.
- Uống nhiều rượu.
- Dùng thuốc gây kích ứng dạ dày, chẳng hạn như ibuprofen.
- Nhiễm trùng dạ dày ở mức độ nhẹ.
Chứng khó tiêu kèm đau bụng đầy hơi không liên quan đến thức ăn hay các nguyên nhân rõ ràng khác có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Nhiều trường hợp phổ biến là loét hoặc ung thư dạ dày.
3. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng dạ dày có thể gây đầy hơi với một số triệu chứng kèm theo như:
- Tiêu chảy.
- Nôn mửa.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của vi khuẩn Escherichia coli, Helicobacter pylori hoặc virus norovirus, rotavirus… Triệu chứng cũng thường có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nước nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài, cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ:
- Đầy hơi chướng bụng kèm nôn mửa thường xuyên.
- Phân có máu.
- Sốt cao.
4. Tăng mức độ giữ nước trong cơ thể
Thức ăn mặn, thay đổi nồng độ hormone và không dung nạp thức ăn là những nguyên nhân điển hình khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn bình thường. Đó là lý do tại sao một số phụ nữ bị chướng bụng đầy hơi ngay trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu triệu chứng kéo dài và xảy ra thường xuyên, nguyên nhân có thể nghiêm trong hơn, chẳng hạn như: suy gan thận, tiểu đường…
5. Rối loạn mãn tính
Bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng thường gây đầy hơi. Bệnh lý Crohn đã có liệu trình điều trị cụ thể. Ngược lại, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác, cần trải qua chẩn đoán phức tạp hơn. Bên cạnh chướng bụng, cả hai bệnh lý này còn có thể gây tiêu chảy, đau bụng đi kèm.
6. Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là một chứng rối loạn ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày. Điều này khiến các dây thần kinh bên trong cơ quan hoạt động thiếu chính xác, tiêu hóa thực ăn chậm hơn. Triệu chứng thường thấy bao gồm:
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Táo bón.
- No nhanh sau khi ăn.
- Ăn mất ngon.
- Ợ nóng.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Khó chịu.
7. Táo bón
Đầy hơi xảy ra khi thức ăn tích tụ trong ruột, xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn thiếu chất xơ.
- Không dung nạp thực phẩm.
- Ảnh hưởng từ thai kỳ.
- Rối loạn đường ruột.
- Thiếu hụt magie.
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.
Hầu hết các trường hợp đều cải thiện hiệu quả sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng, uống nhiều nước, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.
8. Không dung nạp thực phẩm
Một số trường hợp bị đầy hơi sau khi ăn thực phẩm khó dụng nạp, chẳng hạn như: đường, sữa, hải sản… Triệu chứng thường gặp là chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy. Cách kiểm soát nhanh và hiệu quả nhất là ngưng tiêu thụ những thức ăn này.
Triệu chứng chướng bụng đầy hơi
Một số triệu chứng dễ nhận thấy khi bị chướng bụng đầy hơi gồm:
- Cảm giác căng tức, đau, khó chịu ở vùng bụng.
- Bụng sưng to hơn bình thường.
- Bụng phát ra tiếng kêu bất thường.
- Xì hơi nhiều hơn bình thường.
Cách giảm chướng bụng đầy hơi tạm thời
Để giảm bớt khó chịu và cải thiện tình trạng ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà như:
- Uống trà gừng hoặc nhai một lát gừng tươi để điều chỉnh tình trạng co thắt cơ trơn của dạ dày. Điều này giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi.
- Sử dụng tỏi giã nát hòa tan với nước ấm và uống cũng có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Nếu không chịu được mùi tỏi, người bệnh có thể cho thêm một ít mật ong để cải thiện hương vị.
- Hòa tan một thìa cà phê bột nghệ với một ly nước nóng cũng có thể cải thiện tình trạng khó chịu ở dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm mật ong để cải thiện hương vị.
- Ăn sống một ít rau răm hoặc giã lấy nước uống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi ngay lập tức. Ngoài ra, rau răm có thể kích thích tiêu hóa và điều trị chứng đau bụng.
- Ăn sữa chua có thể cung cấp các lợi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa. Người bệnh nên chọn các loại sữa chua không đường để dùng tráng miệng ngay sau khi ăn.
- Chườm nóng bằng túi nước ấm hoặc muối (gạo) rang cũng mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý nhiệt độ để tránh làm bỏng da.
- Xoa bóp, massage theo chiều kim đồng hồ có thể điều trị chứng chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng. Trước khi xoa bóp, người bệnh có thể thoa một ít dầu nóng lên bụng để tăng hiệu quả.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị chướng bụng đầy hơi, người bệnh cần thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn uống để tránh tình trạng tái phát trong tương lai. Một số lưu ý như sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nên nói chuyện trong khi ăn cũng không nên vừa ăn vừa uống. Việc này giúp người bệnh tránh nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày và hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa. Nên vận động nhẹ, đi bộ khoảng 15 – 20 phút sau bữa ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Sử dụng ít chất béo để giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng.
Chướng bụng đầy hơi là tình trạng có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu kéo dài và kèm theo các triệu chứng thì có thể bệnh nhân đã mắc phải bệnh lý nguy hiểm.
Bài thuốc gia truyền dân tộc Dao đặc trị bệnh dạ dày
Chữa bệnh dạ dày bằng thuốc nam có nhiều ưu điểm, nhưng nhiều người vẫn e ngại về việc đun sắc cũng như tác dụng chậm, phải dùng vài tháng mới có hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ sự cải tiến và kỹ lưỡng trong quá trình nghiên cứu bào chế, bài thuốc nam gia truyền dân tộc Dao do lương y Lý Thúy Vân phát triển, đã giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và tiện lợi cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày.
CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!
Chia sẻ về bài thuốc nam gia truyền trị bệnh dạ dày của mình, lương y Lý Thúy Vân cho hay: “Bài thuốc chữa dạ dày này đã được truyền qua nhiều đời. Thuốc được chiết xuất từ những loại thảo dược quý quen thuộc có tác dụng điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, giúp làm se vết loét, làm lành dạ dày và tá tràng nhanh chóng,…”. Cụ thể:
- Lá khôi với khả năng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày.
- Nghệ đen có tác dụng hành khí, mạnh tỳ vị, kích thích hệ tiêu hóa, tiêu xơ, thông huyết, tiêu thực, chống nhiễm khuẩn, chữa lành sẹo, tăng tiết mật và hỗ trợ tiêu hóa.
- Xạ đen giúp kháng viêm và chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và duodenum khỏi sự tổn thương, tăng cường quá trình phục hồi.
- Lá khổ sâm có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, trị một số bệnh đường tiêu hóa, viêm – đau dạ dày, tá tràng, đại tràng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu.
- Và một số thảo dược đặc trị quý hiếm khác.
Với các thành phần trên, bài thuốc gia truyền của lương y Lý Thúy Vân mang lại hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm loét dạ dày, bờ cong đại tràng. Giúp giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống và trào ngược dịch dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm đau thượng vị, đau bụng, tức bụng, cải thiện triệu chứng ăn chậm tiêu và dự phòng xuất huyết dạ dày. Đặc biệt, bài thuốc hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp người gầy hấp thụ tốt hơn và điều trị dứt điểm vi khuẩn HP.
BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN DÂN TỘC DAO CHỮA DẠ DÀY HIỆU QUẢ
- Chuyên trị: viêm loét dạ dày, bờ cong đại tràng. Đi ngoài phân lỏng, phân sống, trào ngược dạ dày thực quản. Đau thượng vị, đau bụng, tức bụng. Ăn chậm tiêu, dự phòng xuất huyết dạ dày. Giúp quá trình tiêu hóa tốt, hấp thụ tốt ở người gầy. Hỗ trợ điều trị dứt điểm các vi khuẩn HP.
- Không hại gan, thận, không ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
- Không gây phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc, kháng thuốc.
- Không khiến người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược, phù nề, tích nước hay gặp các vấn đề phát sinh nào khác.
Để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất bằng thuốc nam, lương y Lý Thúy Vân lưu ý khi sử dụng: “Người bệnh nên kiên trì uống thuốc mỗi ngày, không bỏ dở, để thuốc phát huy tác dụng và chữa bệnh tận gốc; chỉ nên dùng những bài thuốc nam khi bệnh ở cấp độ vừa và nhẹ, nếu bệnh nặng cần đưa tới những cơ sở y tế lớn để điều trị.
Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng thuốc nam với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh và những thức ăn giàu chứa nhiều dầu mỡ; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá muộn và không vận động sau khi ăn xong.
Một điểm quan trọng nữa, trong sinh hoạt hàng ngày nên giữ tinh thần luôn vui vẻ, luôn có lối sống sinh hoạt ổn định, ăn ngủ và tập thể dục thể thao thường xuyên. Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho con người không những không mắc bệnh đau dạ dày mà còn tránh được nhiều bệnh tật khác”.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!
Nguồn: Tổng hợp
Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN
- Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
- UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
- Sđt/Zalo: 0396 912 991
- Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
- Website: www.luongylythuyvan.com