Ho Gió Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Một trong những loại ho thường mắc phải khi thời tiết thay đổi chính là ho gió. Nhưng ho gió là gì, cách nhận biết và điều trị như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu ho gió là gì để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bạn nên xem:

Ho gió là gì?

Ho là phản xạ tống dị vật ra ngoài đường thở, có thể kèm theo đờm và chất nhầy nhưng đôi khi ho gió kéo dài mà không có đờm. Tùy theo dấu hiệu khi ho mà tình trạng ho được phân chia thành ho khan, ho gió, ho có đờm,…

Trên thực tế, ho gió không có một định nghĩa cụ thể mà chỉ là tình trạng ho dai dẳng không có đờm hoặc có đờm. Bệnh thường xảy ra khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Ho gió không phải là bệnh mà do ảnh hưởng của môi trường, khí hậu bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ho lâu ngày không khỏi và không được điều trị ngay sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương, làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là phổi.

Ho Gió Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Ho Gió

Ho gió nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như:

  • Đau tức ngực, ho dai dẳng, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Viêm họng, khản tiếng.
  • Viêm tai giữa, ù tai, viêm thanh quản và có thể ung thư vòm họng.

Nguyên nhân gây ho gió là gì?

Như đã nói ở trên, yếu tố khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ho ở người bệnh, tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác như:

  • Không khí ô nhiễm, khói bụi.
  • Do ăn phải thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, trứng, sữa,… Đây cũng là nguyên nhân gây ho và sưng họng.
  • Bệnh nhân bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh phổi khác, viêm phế quản tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ho và đau họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn và ho.

Ho Gió Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Ho Gió

Cách nhận biết ho gió là gì?

Có thể nói, khó có thể phân biệt rõ ràng được các loại ho. Tuy nhiên, ho gió có thể dễ dàng phát hiện ngay từ giai đoạn đầu với các triệu chứng như:

  • Ho khan, ho kéo dài không kèm theo đờm.
  • Cổ họng đau rát, khô ngứa.
  • Đau cơ bụng.
  • Người mệt mỏi, kém ăn.
  • Suy nhược cơ thể.

Cũng có nhiều trường hợp người bệnh mắc ho gió thường xuyên muốn ho khạc nhưng không được hoặc chỉ ho khan đơn thuần. Nếu tình trạng ho gió càng kéo dài thì sẽ càng khó điều trị làm bệnh nhân suy nhược sút cân, người mệt mỏi uể oải ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Cách điều trị ho gió

Ho gió rất dễ chữa nếu kịp thời phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Có nhiều biện pháp chữa ho gió thường được áp dụng hiện nay là:

Chữa ho bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài không chỉ gây ra hiện tượng nhờn thuốc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, thay vì sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y được các chuyên gia đầu ngành về tai mũi họng khuyên dùng.

viêm phổi mùa lạnh
Cao Chữa Ho Hen chuyên điều trị các chứng ho nhiều, viêm phế quản, viêm dây thanh quản, ho hen, viêm phổi, viêm amidan, ho khó thở,…

Với tác dụng cân bằng âm dương, chú trọng điều dưỡng cơ thể, bồi bổ tỳ phế, thuốc Đông y vừa có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh vừa nâng cao sức khỏe mà không hề mang lại tác dụng phụ. Nếu tình trạng ho gió kéo dài không khỏi, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc “Cao Chữa Ho Hen” của nhà thuốc Lý Thúy Vân. Đây là bài thuốc bí truyền qua nhiều đời của dân tộc Dao, đã được lương y Lý Thúy Vân lưu giữ và phát triển. Được bào chế dưới dạng cao và dạng viên, chiết xuất từ nhiều loại thảo dược quý hiếm. Chuyên điều trị và phòng ngừa các bệnh như: ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm,… mang lại an toàn cho người bệnh khi sử dụng.

HO KHAN, HO CÓ ĐỜM, HO KHÓ THỞ, HO DAI DẲNG LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI
NHẮN TIN NGAY CHO LƯƠNG Y ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ

icon

Chữa ho bằng phương pháp dân gian

Nếu tình trạng ho gió xảy ra ở trẻ nhỏ, hoặc bạn không muốn dùng thuốc Tây thì có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới dây:

  • Mật ong hấp quất: Quất rửa sạch, bổ làm đôi, bỏ hạt, thái lát mỏng cho vào bát rồi đổ mật ong ngập quất. Đem hấp cách thủy trong 15 phút thì tắt bếp. Dùng mỗi ngày 3 lần, ngậm trong miệng khoảng 5 giây rồi nuốt từ từ.
  • Lá húng chanh: Lấy 1 nắm lá húng chanh rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn với 5 quả quất. Tiếp đó, thêm một ít đường phèn hấp cách thủy trong 20 phút. Sử dụng 2 lần/ngày đến khi hết ho thì ngưng sử dụng.
  • Hoa đu đủ đực: Lấy 10 – 20g hoa đu đủ đực trộn với vài thìa mật ong, hấp cách thủy trong 20 phút. Để nguội, nghiền nát hỗn hợp này rồi thêm ít nước đun sôi để nguội uống hết trong ngày.
  • Lá hẹ: Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ thêm ít đường phèn hấp cách thủy trong 20 phút. Sử dụng 1 lần/ngày, liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy chứng ho gió dần dần chấm dứt.
  • Cây me đất: Lấy 1 nắm lá me đất rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn với vài hạt muối, chắt lấy nước ngậm nuốt từng chút một. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho gió cải thiện đáng kể.

Ho Gió Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Ho Gió

Lưu ý: Chỉ áp dụng trong trường hợp ho gió do dị ứng thời tiết, ho mới xuất hiện. Nếu tình trạng ho kéo dài trên 4 tuần thì cần thăm khám để được điều trị tránh ảnh hưởng đến phổi, phế quản.

Chăm sóc người bệnh ho gió

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc sau đây để bệnh nhanh chóng thuyên giảm:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính mát, làm ấm phổi nhanh như lê, kiwi, khế, chanh…
  • Tắm nước ấm, giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.
  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm đông lạnh như nước đá, kem, thức ăn ướp để dùng lạnh…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường vận động làm nóng cơ thể.
  • Tránh các yếu tố gây kích thích như phấn hoa, mùi khí lạ, khói thuốc, khói than…
  • Giữ ấm cổ, ngực, có thể tiến hành xông mũi để dễ chịu hơn.

Phòng ngừa ho gió

Thời tiết thay đổi theo mùa là điều kiện thuận lợi để các chứng ho khan, ho gió có điều kiện phát triển. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên:

  • Giữ ấm cơ thể vào những ngày lạnh, nhất là khi thời tiết thay đổi.
  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh xa môi trường sống ô nhiễm, bảo vệ tốt hệ hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang cảm, ho.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh, tăng cường sử dụng rau củ quả trái cây tươi.

Icon

Hy vọng những kiến ​​thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ho gió là gì và tầm quan trọng của việc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Cũng giống như bất kỳ căn bệnh nào, nếu không điều trị dứt điểm hoặc bệnh kéo dài quá lâu có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thông tin về bệnh để chuẩn bị tâm lý, nhận biết sớm các dấu hiệu và đi khám càng sớm càng tốt.

Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN

  • Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
  • UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
  • Sđt/Zalo: 0396 912 991
  • Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
  • Website: www.luongylythuyvan.com