Không chỉ xuất hiện ở các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý về cơ xương khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư… nhưng bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày.
Bạn nên xem:
- Bài Thuốc Đông Y Chữa Thoái Hóa Cột Sống Theo Từng Thể Bệnh
- Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh cơ xương khớp theo quan niệm Y Học Cổ Truyền
Bệnh cơ xương khớp là một trong những bệnh lý thường gặp, bệnh gây đau nhức, hạn chế và làm giảm khả năng vận động, tăng sự lệ thuộc về thể chất, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Trong quá trình sống và phát triển, từ các nguyên nhân trong môi trường sống, đến các rối loạn chuyển hóa, đến hoạt động miễn dịch và quy luật sinh – lão – bệnh – tử tác động gây bệnh cho hệ cơ xương khớp.
Biểu hiện bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, triệu chứng luôn có là: đau, sưng, hạn chế vận động, biến dạng khớp và các triệu chứng toàn thân khác. Với những triệu chứng này, Y học cổ truyền (YHCT) mô tả bệnh lý cơ xương khớp trong thuật ngữ Thống (đau), Tý (đau, tê, sung, mỏi, nặng…) và tùy thuộc vào mỗi vị trí trong cơ thể sẽ có các bệnh danh tương ứng như Phong tý, Thấp tý, Nhiệt tý, Tích bối thống, Kiên thống, Yêu thống, Hạc tất phong, Lịch tiết phong, Bạch hổ lịch tiết phong…
Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp theo Y Học Cổ Truyền
1. Ngoại nhân
Trong môi trường sống tồn tại sáu thuộc tính gây bệnh, gọi là lục dâm là Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa. Đây là sáu thứ khí có tự nhiên trong môi trường sống, cũng là chủ khí của từng mùa, khi có sự thay đổi của khí hậu thời tiết trái thường, hoặc khi cơ thể có sự mất cân bằng âm dương – chức năng tạng phủ, các yếu tố ấy xâm nhập, tác động vào cơ thể gây mất cân bằng về chức năng, gây nhiều bệnh tật cho cơ thể, trong đó có bệnh xương khớp.
Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp thường do ba thuộc tính Phong – Hàn – Thấp cùng xâm nhập qua cơ nhục, kinh mạch làm rối loạn sự vận hành của khí huyết, gây ứ đọng sưng hoặc đau, tê, mỏi, nặng ở một vùng bắp thịt, khớp xương.
2. Bất nội ngoại nhân
- Chấn thương, đụng dập gây sưng đau tại chỗ, thậm chí bong gân, trật khớp…
- Trùng – thú cắn, nọc của trùng – thú gây sưng đau tại bắp thịt hoặc xương khớp.
- Ăn uống quá nhiều một loại thức ăn như quá béo, nhiều dầu mở, quá ngọt…làm khí huyết hư suy, đàm thấp nội sinh gây thiếu dinh dưỡng hoặc bí tắc kinh lạc.
- Lao lực quá độ (lâu ngày), chấn thương làm tổn hình, hao huyết, huyết ứ tắc kinh lạc.
3. Nội nhân
Thất tình (bảy loại tình cảm thái quá hay bất cập gồm Hỷ, Nộ, Ái, Ô, Ai, Lạc, Dục) gây nhiều bệnh cho cơ thể, trong đó có xương khớp.
Ngoài ra còn có nguyên nhân là tiên thiên bất túc, thuộc về bẩm sinh hay di truyền.
Chẩn đoán bệnh cơ xương khớp theo Y Học Cổ Truyền
Trong mô tả bệnh về cơ xương khớp của YHCT có khi dùng là Tý, có khi dùng là Thống. Trong đó Tý đặc trưng bệnh cơ xương khớp hơn, còn thống là danh từ chung để chỉ tất cả các bệnh lý đau trong cơ thể.
- Phong tý: Các khớp đau mỏi, di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
- Hàn tý: Khớp đau nhiều không di chuyển, đau tăng khi gặp lạnh, giảm nhẹ khi làm ấm.
- Thấp tý: Thân thể và tay chân nặng nề, căng mỏi các khớp đau, có nhiều khi khớp sưng đau cố định nhưng không đỏ.
- Nhiệt tý: Khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, thường kèm sốt, miệng khát, sợ nóng.
- Phong thấp nhiệt tý – Can thận âm hư: Đau các khớp co duỗi khó khăn, khớp sưng to cứng biến dạng thậm chí có teo cơ, gân mạch co cứng, khớp gối khuỷu không duỗi được.
- Phong thấp hàn tý – Khí huyết hư suy: Chứng này có bệnh trình dài do uống nhiều thuốc khu phong hoạt lạc, tứ chi yếu ớt vô lực, khớp nặng nề mõi đau âm ỉ, tê nhiều, có lúc tim hồi hộp, trống ngực, ăn uống kém.
- Tích bối thống: Đau cả mảng lưng hoặc đau sâu bên trong, cảm giác tức nặng cả vùng lưng, tê bì các vùng lân cận như từ cổ lan xuống vai – tay, hay hai bên dưới vai.
- Kiên thống: Đau vai, hạn chế vận động, tê bì buốt xuống cánh tay và bàn tay cả các ngón tay.
- Yêu thống: Đau ngang thắt lưng, có khi đau lan xuống hai bên mông và dọc dài xuống đầu gối và cẳng chân.
- Hạc tất phong: Hai đầu gối sưng to, bắp thịt trên dưới gối teo lại.
- Lịch tiết phong: Đau dữ dội kịch liệt ở các đốt bàn chân, nhất là đốt ngón cái và cổ chân, diễn tiến nhanh, có tính chất cấp tính.
Điều trị bệnh cơ xương khớp theo YHCT
Nguyên tắc điều trị
- Hành khí – Hoạt huyết.
- Ôn thông kinh lạc.
- Khu phong – tán hàn – trừ thấp – thanh nhiệt.
- Bổ hư.
- Bổ Can Thận.
Phương pháp không dùng thuốc
Dưỡng sinh:
- Cách sống: Ngủ đủ giấc, sống phù hợp với môi trường, khí hậu, thời tiết.
- Thực dưỡng: ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng âm dương – ngũ hành, không ăn thiên lệch, như mắc chứng hàn, tránh dùng thực phẩm mang tính chất lạnh…
- Tập luyện: Tập luyện dưỡng sinh bao gồm các động tác vận động theo trục tự nhiên của xương khớp, của phương pháp thở và thư giãn, giúp duy trì sự cân bằng âm dương, cân bằng hưng phấn và ức chế, giúp máu huyết lưu thông, giảm tình trạng nê trệ ứ tắc.
- Thái độ tinh thần và tâm lý: Thái độ lạc quan và hiểu biết về bệnh của mình là điều kiện quan trọng trong phòng bệnh và chữa bệnh.
Châm cứu:
Châm là dùng kim kích thích vào huyệt, tùy biểu hiện bệnh có thể châm nông- sâu, kích thích mạnh hoặc nhẹ. Cứu là dùng sức nóng kích thích vào huyệt trên da. Châm cứu là kích thích vào huyệt đạo tạo nên những phản ứng lan truyền theo đường đi của kinh mạch nhằm mục đích điều hòa khí huyết điều chỉnh các rối loạn chức năng, ôn thông kinh lạc, giảm đau.
Theo các nghiên cứu, tác động điều trị của châm cứu dựa trên cơ chế thần kinh sinh học và thể dịch, tạo tác dụng giảm đau và chống viêm.
Xoa bóp, bấm huyệt:
Là thủ thuật dùng ngón tay, bàn tay tác động lên các vị trí huyệt trên da, cơ, khớp để đạt mục đích điều trị và phòng bệnh. Là một kích thích cơ học, tác động trực tiếp một lực nhất định lên vùng huyệt ở da, có các cơ quan thụ cảm, làm thay đổi về mặt thần kinh, thể dịch qua đó đem lại hiệu quả cao trong phòng và chữa bệnh.
Phương pháp dùng thuốc
Dùng thuốc theo Dược lý YHCT:
Theo học thuyết triết học Đông phương như Âm dương, Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất… Dược liệu dùng làm thuốc cũng phân thành Âm dược, Dương dược, theo tính vị quy kinh, Thăng, Giáng, Phù, Trầm, Ngũ vị, Ngũ sắc… theo đó mà có tác dụng giúp cân bằng Âm Dương, hay các chức năng hoạt động của cơ thể để tái lập sự cân bằng, không còn bệnh tật.
Theo dược lý YHCT, cấu tạo bài thuốc theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ; Quân là chủ dược, điều trị chủ chứng hay nguyên nhân chính, hay diễn biến chủ yếu của bệnh, Thần là sự hỗ trợ làm tăng tác dụng của vị quân, Tá là điều trị các triệu chứng kèm theo của bệnh chính, Sứ là điều hòa các vị thuốc lại với nhau và đưa thuốc đến mô đích.
Bài thuốc đặc trị bệnh lý cơ xương khớp theo Y Học Cổ Truyền
Bài Thuốc Chữa Xương Khớp Lý Thúy Vân “Bảo vật gia truyền” mạnh gân cường cốt, xử lý DỨT ĐIỂM bệnh lý Cơ – Xương – Khớp
Thuốc Chữa Xương Khớp Lý Thúy Vân là bài thuốc xương khớp nổi danh của dân tộc Dao được lương y Lý Thúy Vân lưu giữ và phát triển. Đây là giải pháp hàng đầu giúp các bệnh nhân mắc các chứng bệnh cơ xương khớp HẾT ĐAU NHỨC, PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG TOÀN DIỆN.
THOÁI HÓA, ĐAU NHỨC, VIÊM SƯNG XƯƠNG KHỚP LÂU NĂM KHÔNG KHỎI
NHẮN TIN NGAY CHO LƯƠNG Y ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH KHẮC PHỤC
Chắt lọc tinh hoa của nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam
Thuốc Chữa Xương Khớp Lý Thúy Vân là phương thuốc kết hợp nhiều loại dược liệu quý mang lại hiệu quả vượt trội.
- Dây đau xương: có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can với công dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân, hoạt cốt, thư cân hoạt lạc, đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
- Cốt khí dây: vị ngọt đắng, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp, sát khuẩn, trị đau nhức gân khớp, phong tê thấp, mỏi lưng, đau bụng dưới,…
- Huyết đằng: có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương, chữa đau lưng, đau các khớp tứ chi, chữa viêm khớp dạng thấp,..
- Thạch xương bồ: vị cay, đắng, tính ấm, có khả năng hỗ trợ trong việc làm giảm đau, cải thiện sự linh hoạt của xương khớp, giúp củng cố và tái tạo sụn và xương, hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Sơn thục: có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, rẽ đại,…
- Cốt toái: mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận, giảm đau có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, gãy xương, các bệnh về xương khớp khác.
- Củ dòm: có vị chát, đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, chỉ thống, được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe.
- Lá lốt: vị nồng, hơi cay, tính ấm có tác dụng điều trị các chứng phong, hàn, thấp và tê bại chân tay.
- Và một số vị thuốc bí truyền khác.
Ưu điểm vượt trội của bài thuốc này là không có tác dụng phụ, ngay cả khi dùng lâu dài. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì thành phần của bài thuốc 100% từ thảo mộc tự nhiên, do đó được cơ thể dung nạp dễ dàng, cải thiện tốt tình trạng thoái hóa cột sống cổ.
Thuốc Chữa Xương Khớp Lý Thúy Vân giúp người bệnh mau chóng phục hồi khả năng vận động, giảm đau nhức nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn của hơn 15 vị thuốc quý, đặc trị bệnh cơ xương khớp. Ngay từ đầu, lương y Lý Thúy Vân xác định cơ chế điều trị chuyên sâu kết hợp bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng để bệnh được loại bỏ từ gốc đến ngọn. Hầu hết các trường hợp bị bệnh từ cấp tính đến mãn tính đều được điều trị thành công không cần thực hiện biện pháp xâm lấn.
CHIA SẺ TÌNH TRẠNG BỆNH – LƯƠNG Y SẼ TƯ VẤN CHO BẠN
Lựa chọn bài thuốc nam gia truyền chữa xương khớp của lương y Lý Thúy Vân chính là giải pháp hoàn hảo, toàn diện nhất cho bạn và người thân đang gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với lương y qua số hotline 0396 912 991 để được giải đáp.
Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN
- Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
- UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
- Sđt/Zalo: 0396 912 991
- Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
- Website: www.luongylythuyvan.com