Viêm Dạ Dày Theo Y Học Cổ Truyền Là Bệnh Gì?

Viêm dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Căn bệnh mạn tính gắn liền với những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Khi mắc bệnh này, ngày càng có nhiều người hướng tới các phương pháp điều trị viêm dạ dày theo Y Học Cổ Truyền. Vậy trong Y Học Cổ Truyền viêm dạ dày là bệnh gì và điều trị ra sao?

Bạn nên xem:

1. Viêm dạ dày theo Y Học Cổ Truyền là bệnh gì?

Y Học Cổ Truyền quy viêm dạ dày thuộc phạm vi chứng vị quản thống, vị thống. Các triệu chứng chung của viêm dạ dày như:

  • Đau bụng vùng thượng vị (dưới xương ức), đau âm ỉ thoáng qua hoặc kéo dài.
  • Đau lan ra sau lưng, lên ngực.
  • Cơn đau liên quan đến ăn uống, như quá no hoặc quá đói, đau sau khi ăn những chất cay, chua…
  • Ợ hơi, ợ chua nhiều có thể kèm theo buồn nôn, nôn, nấc.
  • Ấn vùng thượng vị thấy đau.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

Theo quan điểm của Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân gây viêm dạ dày gồm có:

  • Do tình chí: tinh thần căng thẳng kéo dài, u uất buồn giận lâu ngày làm cho can khí uất kết mất khả năng sơ tiết điều đạt (rối loạn chức năng của dạ dày). Từ đó gây ra các chứng đau, ợ hơi, ợ chua.
  • Do bất nội ngoại nhân: ăn uống thất thường không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay chua nóng, thức ăn sống lạnh.
  • Do tỳ vị hư hàn: do tỳ vị hư hàn trước đó kết hợp hàn tà (thời tiết lạnh, nhiễm lạnh, ăn đồ lạnh) gây bệnh.
  • Do hỏa uất: tích nhiệt bên trong ảnh hưởng tỳ vị (dạ dày), gây đau thượng vị kèm nóng rát.
Viêm Dạ Dày Theo Y Học Cổ Truyền Là Bệnh Gì?
Có nhiều nguyên do gây bệnh và người bệnh có thể tham khảo chữa dạ dày bằng đông Y

3. Các thể bệnh viêm dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

Thể hiện của bệnh viêm dạ dày gồm có:

  • Thể khí trệ: đau vùng thượng vị theo từng cơn, đau có xu hướng lan ra sau lưng và 2 bên mạn sườn, cự án (ấn đau), bụng đầy chướng kết hợp ợ hơi ợ chua.
  • Thể hoả uất: thượng vị đau kèm cảm giác nóng rát, cự án (ấn đau), miệng khô đắng.
  • Thể huyết ứ: đau ở 1 vị trí, ấn đau hơn chia làm 2 loại.
    • Thực chứng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
    • Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhợt.
  • Thể tỳ vị hư hàn: đau thượng vị âm ỉ thường xuyên, nôn nhiều, nôn ra nước trong. Đầy bụng khó tiêu, phân nát. Gặp lạnh mức độ đau tăng, chườm ấm đỡ hơn.

4. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

4.1. Thể khí trệ

Bài thuốc

  • Sài hồ sơ can thang gia giảm: Sài hồ 12g, Chỉ xác 10g, Bạch thược 16g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 04g, Hương phụ 08g và Thanh bì 08g.
  • Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối.

Châm cứu

  • Châm tả các huyệt: Tỳ Du, Vị Du, Trung Quản, Thiên Khu,Tam Âm Giao,Thái Xung, Can Du.

4.2. Thể hoả uất

Bài thuốc

  • Hoà can tiễn gia giảm: Thanh bì 08g, Hoàng liên 08g, Bạch thược 08g, Ngô thù du 06g, Trạch tả 07g, Trần bì 06g, Chi tử 08g, Đan bì 08g, Bối mẫu 08g.
  • Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối.

Châm cứu

  • Châm tả các huyệt : Nội Đình, Hợp Cốc, Nội Quan, Tỳ Du, Vị Du, Trung Quản, Thiên Khu, Thái Xung.
Viêm Dạ Dày Theo Y Học Cổ Truyền Là Bệnh Gì?
Chữa dạ dày bằng đông Y với một số bài thuốc cổ truyền

4.3. Thể huyết ứ

4.3.1 Thực chứng

Bài thuốc

  • Thất tiếu tán: Bồ Hoàng 12g, Ngũ linh chi 12g. Tán bột, uống 12g trên ngày chia sáng tối.

Châm cứu

  • Châm tả các huyệt : Huyết Hải, Tỳ Du, Hợp Cốc, Can Du.

4.3.2 Hư chứng

Bài thuốc

  • Tứ quân tử thang gia giảm:Đẳng sâm 16g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 06g, Hoàng kỳ 16g, A Giao 08g.
  • Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối.

Châm cứu

  • Châm bổ hoặc cứu các huyệt: Can Du, Tỳ Du, Tâm Du, Cách Du, Cao Hoang Du.

4.4 Thể tỳ vị hư hàn

Bài thuốc

  • Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: Quế chi 12g, Bạch thược 12g, Can khương 06g, Cam thảo 06g, Đại táo 06g, Hoàng kỳ 16g, Hương phụ 08g, Cao lương khương 06g.
  • Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối.

Châm cứu

  • Ôn châm hoặc cứu các huyệt: Trung Quản, Thiên Khu, Tỳ Du, Vị Du, Quan Nguyên, Khí Hải.

5. Bài thuốc Nam gia truyền đặc trị các bệnh dạ dày

Chữa bệnh dạ dày bằng thuốc Nam có nhiều ưu điểm, nhưng nhiều người vẫn e ngại về việc đun sắc cũng như tác dụng chậm, phải dùng vài tháng mới có hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ sự cải tiến và kỹ lưỡng trong quá trình nghiên cứu bào chế, bài thuốc Nam gia truyền dân tộc Dao do lương y Lý Thúy Vân phát triển, đã giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và tiện lợi cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày.

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

chữa đau dạ dày

Chia sẻ về bài thuốc Nam gia truyền trị bệnh dạ dày của mình, lương y Lý Thúy Vân cho hay: “Bài thuốc chữa dạ dày này đã được truyền qua nhiều đời. Thuốc được chiết xuất từ những loại thảo dược quý quen thuộc có tác dụng điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, giúp làm se vết loét, làm lành dạ dày và tá tràng nhanh chóng,…”. Cụ thể:

  • Lá khôi với khả năng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày.
  • Nghệ đen có tác dụng hành khí, mạnh tỳ vị, kích thích hệ tiêu hóa, tiêu xơ, thông huyết, tiêu thực, chống nhiễm khuẩn, chữa lành sẹo, tăng tiết mật và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Xạ đen giúp kháng viêm và chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và duodenum khỏi sự tổn thương, tăng cường quá trình phục hồi.
  • Lá khổ sâm có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, trị một số bệnh đường tiêu hóa, viêm – đau dạ dày, tá tràng, đại tràng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu.
  • Và một số thảo dược đặc trị quý hiếm khác.

Với các thành phần trên, bài thuốc gia truyền của lương y Lý Thúy Vân mang lại hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm loét dạ dày, bờ cong đại tràng. Giúp giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống và trào ngược dịch dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm đau thượng vị, đau bụng, tức bụng, cải thiện triệu chứng ăn chậm tiêu và dự phòng xuất huyết dạ dày. Đặc biệt, bài thuốc hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp người gầy hấp thụ tốt hơn và điều trị dứt điểm vi khuẩn HP.

BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN DÂN TỘC DAO CHỮA DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Dược Liệu Điều Trị Dạ Dày, Đại Tràng

  • Chuyên trị: viêm loét dạ dày, bờ cong đại tràng. Đi ngoài phân lỏng, phân sống, trào ngược dạ dày thực quản. Đau thượng vị, đau bụng, tức bụng. Ăn chậm tiêu, dự phòng xuất huyết dạ dày. Giúp quá trình tiêu hóa tốt, hấp thụ tốt ở người gầy. Hỗ trợ điều trị dứt điểm các vi khuẩn HP.
  • Không hại gan, thận, không ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
  • Không gây phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Không khiến người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược, phù nề, tích nước hay gặp các vấn đề phát sinh nào khác.

icon

Để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất bằng thuốc nam, lương y Lý Thúy Vân lưu ý khi sử dụng: “Người bệnh nên kiên trì uống thuốc mỗi ngày, không bỏ dở, để thuốc phát huy tác dụng và chữa bệnh tận gốc; chỉ nên dùng những bài thuốc nam khi bệnh ở cấp độ vừa và nhẹ, nếu bệnh nặng cần đưa tới những cơ sở y tế lớn để điều trị.

Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng thuốc nam với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh và những thức ăn giàu chứa nhiều dầu mỡ; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá muộn và không vận động sau khi ăn xong.

Một điểm quan trọng nữa, trong sinh hoạt hàng ngày nên giữ tinh thần luôn vui vẻ, luôn có lối sống sinh hoạt ổn định, ăn ngủ và tập thể dục thể thao thường xuyên. Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho con người không những không mắc bệnh đau dạ dày mà còn tránh được nhiều bệnh tật khác”.

“LOẠI BỎ” VIÊM ĐAU DẠ DÀY NGAY
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

Icon

Nguồn: Tổng hợp

Thuốc Nam Gia Truyền Dân Tộc Dao
NHÀ THUỐC LÝ THÚY VÂN

  • Y sỹ y học cổ truyền: LÝ THÚY VÂN
  • UBNH TP HÀ NỘI CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ/KHÁM CHỮA BỆNH SƠ Y TẾ: 030501/HNO-CCHN
  • Sđt/Zalo: 0396 912 991
  • Địa chỉ: Yên Sơn – Ba Vì – Ba Vì – Hà Nội
  • Website: www.luongylythuyvan.com